EN VI

Bài phát biểu trong ngày lễ ăn hỏi dành cho các cặp đôi chuẩn bị cưới

Tin tức
Lễ ăn hỏi là một hoạt động truyền thống, đặc biệt cần thiết trong mọi hình thức đám cưới ở Việt Nam. Mỗi bên đại diện nhà trai hoặc nhà gái đều cần có đôi lời phát biểu trước thân nhân hai họ. Nhưng không phải ai cũng tự tin đứng trước đám đông và không biết mình nên nói thế nào sao cho lời văn hợp lý và trôi chảy. Vì vậy, bài viết dưới đây Ren Bridal Studio sẽ hướng dẫn bạn bài phát biểu quan trọng trong ngày lễ ăn hỏi dành cho các cặp đôi chuẩn bị cưới.

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi còn có tên gọi khác là lễ đính hôn. Đây là một nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
 
Tại lễ ăn hỏi, nhà trai đem sính lễ đến nhà gái theo thỏa thuận trước của hai bên gia đình. Sẽ có một đội bê tráp của hai gia đình, mỗi bên cân bằng nam nữ phụ thuộc vào số tráp. Khi đôi bên đã thống nhất lễ ăn hỏi, tức là nhà gái đã chính thức gả con gái, sau lễ, có thể coi hai con của hai nhà đã chính thức trở thành vợ chồng.
 
lễ ăn hỏi
 
Tại lễ ăn hỏi, nhà trai đem sính lễ đến nhà gái theo thỏa thuận trước của hai bên gia đình. Sẽ có một đội bê tráp của hai gia đình, mỗi bên cân bằng nam nữ phụ thuộc vào số tráp. Khi đôi bên đã thống nhất lễ ăn hỏi, tức là nhà gái đã chính thức gả con gái, sau lễ, có thể coi hai con của hai nhà đã chính thức trở thành vợ chồng.

Khi nào thì nên phát biểu trong lễ ăn hỏi?

Khi nhà trai đến trao lễ vật, gia đình nhà gái sẽ ra chào hỏi và tiếp đón, sau đó hai dàn nam nữ sẽ bê những mâm tráp được sắp xếp, trang trí gọn gàng tới trước nơi mà nhà gái đã chuẩn bị. Lễ ăn hỏi chỉ diễn ra trong khoảng nửa giờ đồng hồ nên các đại diện cần nói ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề chính. Sau khi đã hoàn tất, MC nhà gái sẽ mời đại diện nhà trai lên có đôi lời phát biểu trong ngày ăn hỏi.
 
lễ ăn hỏi

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi họ nhà trai

Khi sính lễ đã trao tay, nhà gái đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, sau đó đại diện nhà trai lên phát biểu. Trong 1 bài phát biểu dù là họ nhà trai hay nhà gái đều nhất thiết cần có những mục sau:
  • Phần 1: Lời thưa gửi, giới thiệu tên họ, quan hệ đối với cô dâu/chú rể, lời cảm ơn sự có mặt của mọi người.
  • Phần 2: Giới thiệu các thành viên trong gia đình nhà trai
  • Phần 3: Mục đích chính khi tham gia lễ ăn hỏi
  • Phần 4: Có lời cảm ơn gia đình nhà gái và chúc phúc cho cô dâu, chú rể.

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi họ nhà gái

Sau khi nhà trai đã phát biểu xong, đại diện họ nhà gái nên đáp lại ngay sau đó. Sau đây là mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà gái:
 
“Kính thưa quan viên hai họ, tôi là…(tên), …(quan hệ như thế nào với chú rể) – đại diện cho nhà gái. Trong lễ ăn hỏi ngày hôm nay, nhà gái chúng tôi có đầy đủ các thành viên tham dự là bố cháu, mẹ cháu,… (tương tự như bài phát biểu của nhà trai) và nhiều thành viên khác đang có mặt tại đây.
 
lễ ăn hỏi
 
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể họ nhà trai đã chuẩn bị lễ vật chu đáo tới thưa chuyện với gia đình chúng tôi. Trước sự chân thành của nhà tôi, chúng tôi hoàn toàn vui vẻ đồng ý để hai cháu tiến tới hôn nhân. Bắt đầu từ giây phút này, hai cháu chính thức trở thành vợ chồng. Sau này, cháu gái đã về bên đó nếu có gì sai sót mong ông bà sẽ dạy dỗ cháu nhiều hơn. Và chúng tôi cũng như tất cả mọi người ở đây chắc chắn đều mong muốn hai cháu hạnh phúc bên nhau trọn đời.
 
Một lần nữa tôi xin cảm ơn nhà trai và toàn thể quan khách đã đến chung vui cùng gia đình chúng tôi. Xin mời nhà trai cũng như các ông, các bà và các anh chị em xơi miếng nước miếng trầu, ăn bánh kẹo để chúc phúc cho hai cháu.”
 
Sau khi kết thúc, đại diện nhà trai sẽ cảm ơn nhà gái và xin phép để chú rể đón cô dâu tới chào đón và mời nước gia đình cùng các quan khách.
Bài viết liên quan

Đám cưới: Danh sách công việc cần làm từ A – Z

BÍ KÍP CHO MÀN CẦU HÔN LÃNG MẠN ĐỂ NÀNG PHẢI SAY “YES”

TOP 10 ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI NGOÀI TRỜI TẠI SÀI GÒN

Nghi thức đám cưới Thiên Chúa giáo bạn cần biết

0946322222